DẤU DOANH NGHIỆP TRƯỚC NGÀY MÙNG 1 THÁNG 7 NĂM 2015

Chúng ta hãy cùng nhau quay trở lại thời điểm Luật Doanh Nghiệp năm 2024 chưa có hiệu. Tìm hiểu rõ hơn quy định về khắc dấu tròn công ty.

  • Nội dung và hình thức con dấu thuộc về nhà nước quản lý: Khắc theo mẫu chung đã được quy định cụ thể.
  • Mỗi một công ty chỉ được sở hữu duy nhất một con dấu tròn. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể có con dấu thứ hai nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Con dấu được khắc và cấp tại cơ quan công an. Sau khi nhận con dấu doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
  • Khi mất con dấu phải làm thủ tục báo mất với cơ quan công an; Sau đó mới làm thủ tục xin cấp lại con dấu mới.

Những quy định này khá chặt chẽ đối với việc khắc và sử dụng con dấu doanh nghiệp. Điều này tạo nên tâm lý yên tâm cho các cá nhân, tổ chức khi giao dịch. Nhìn thấy dấu tròn và chữ ký là đủ tin tưởng. Tuy nhiên, Thủ tục pháp lý phức tạp này cũng tạo không ít rào cản cho doanh nghiệp phát triển. Mỗi doanh nghiệp duy nhất một con dấu nếu người cầm dấu đi công tác là cả công ty đứng hình đợi về duyệt. Không hề có một sự linh động nào, nhiều khi mất đi cơ hội kinh doanh. Thủ tục báo mất hoặc khắc lại con dấu cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Từ phía nhà nước cũng kéo theo cả một đội ngũ cán bộ phục vụ công tác khắc và quản lý con dấu. Tiêu tốn chi phí không ít tiền lương để duy trì. Học tập kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các quốc gia phát triển. Việt Nam cũng nắm bắt để sửa đổi cho phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.

Quý khách hàng cần tư vấn vui lòng liên hệ!