KẾ TOÁN TRƯỞNG TRỘM DẤU CÔNG TY MUA BÁN HÓA ĐƠN

Mẹ tôi trước có thành lập một công ty chuyên xuất nhập khẩu sản phẩm sang Thái Lan. Chị kế toán là cháu ruột của mẹ tôi nên bà khá tin tưởng giao công việc quản lý sổ sách cũng như con dấu. Do biết nhiều công ty cần có nhu cầu hóa đơn; chị tôi đã lấy con dấu và giả mạo chữ ký của mẹ tôi để xuất nhiều hóa đơn khống. Mẹ tôi nay cao tuổi rồi nên muốn quyết toán sổ sách giải thể công ty thì mới phát hiện.Công ty có thể tư vấn giúp tôi hướng xử lý được không?

Đối với trường hợp của bạn kế toán đã sử dụng con dấu không đúng với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Đối với công ty: Bạn tra soát lại xem có gây thiệt hại gì cho công ty mình không về mặt kinh tế cũng như về mặt pháp lý với cơ quan nhà nước. Nếu chỉ thất thoát về mặt kinh tế bạn có thể yêu cầu họ bồi hoàn số tiền thất thu; Nếu có yêu cầu phạt thì đề xuất số tiền phạt tương ứng với hậu quả mà nhân viên gây ra.

Đối với đối tác: Những hóa đơn đã được xuất ra mà không có chữ ký của mẹ bạn. Yêu cầu bạn kế toán đó phải liên hệ với các bên để thực hiện thủ tục hủy hóa đơn. Thu hồi những hóa đơn đã xuất do sai quy định.

Đối với cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước có yêu cầu xử phạt hành chính hay hình sự sẽ căn cứ vào lỗi và hậu quả. Từ đó, Xét quy định trách nhiệm của người đại diện cũng như người trực tiếp thực hiện hành vi.

Doanh nghiệp nên cẩn thận hơn với việc khắc con dấu tròn công ty và bảo quản, sử dụng con dấu. Hiện nay, Quy chế khắc con dấu còn khá cởi mở tạo điều kiện thông thoáng trong thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng tồn tại một số bất cập khiến kẻ gian có thể lợi dụng để thu lợi bất chính.

Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể !