Chào bạn; Mình là Khang giám đốc công ty TNHH TZ; Công ty mình có địa chỉ tại Nam định. Vừa rồi chính phủ có quyết định việc sáp nhập nhiều tỉnh và Nam Định nằm trong diện đó; Sau khi sáp nhập thành tỉnh Ninh Bình. Tỉnh thành phố có thay đổi trên dấu tròn công ty bên mình. Dấu tròn cũ đang dùng có phải hủy bỏ để khắc lại dấu theo tên địa chính mới hay không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2025; hiện tại quy chế về khắc dấu tròn công ty Luật Doanh nghiệp 2020 , Nghị định 96/2015/NĐ-CP . Thay đổi nội dung như vậy bạn phải tiến hành khắc lại dấu tròn công ty.
Bước 1: Cập nhật thông tin thay đổi trên đăng ký kinh doanh theo địa giới hành chính mới.
- Sau khi có quyết định chính thức về tên mới của tỉnh được sáp nhập. Bên Anh thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh theo tên mới. Đây là thủ tục bắt buộc để thống nhất về văn bản hành chính.
- Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Cụ thể: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (Ghi rõ cụ thể tên địa chỉ theo tên mới nhất); Quyết định/Biên bản họp của công ty về việc thay đổi địa chỉ; Giấy ủy quyền đi thực hiện thủ tục.
- Cơ quan tiếp nhận việc thay đổi này là: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thành phố sau sáp nhập.
Bước 2: Liên hệ đơn vị khắc dấu để đặt khắc dấu tròn công ty TNHH.
- Anh chọn đơn vị khắc dấu uy tín, được cấp giấy an ninh trật tự về khắc con dấu để đặt hàng. Công ty khắc dấu này có thể xuất được hóa đơn đỏ về con dấu để đảm bảo về mặt pháp lý chuẩn xác.
- Hồ sơ khắc dấu tròn công ty TNHH gồm có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nhất (Bản đã cập nhật thông tin thay đổi địa chỉ công ty theo địa giới hành chính mới); Thẻ căn cước/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; Yêu cầu về con dấu mới như: Kích thước, màu sắc, nội dung.
Bước 3: Hủy con dấu cũ.
- Sau khi có đăng ký kinh doanh và con dáu mới theo tên tỉnh thành mới sáp nhập. Doanh nghiệp tiến hành hủy con dấu cũ vì dấu đã không còn giá trị pháp lý. Bên anh có thể ra quyết định về việc hủy dấu cũ. Những văn bản đóng dấu trước đó vẫn có giá trị pháp lý không cần làm lại đóng dấu mới lên văn bản đó.
- Dấu có giao cho phòng hay chính hay kế toán; Người địa diện theo pháp luật yêu cầu cá nhân đó mang bàn giao lại và tự tiêu hủy.
Lưu ý: Sau khi có con dấu mới doanh nghiệp đăng ký lại mẫu dấu với Ngân hàng; Đây là cơ quan duy nhất yêu cầu nghiêm ngặt về con dấu. Liên quan đến hoạt động giao dịch tiền tệ của doanh nghiệp nên bạn đặc biệt lưu ý. Dấu khắc xong ban sử dụng được ngay mà không cần đăng ký với cơ quan nào.
Bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể !
(Hotline: 0969 270 277)