Đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp con dấu là công cụ đặc biệt trong quá trình quản lí và điều hành. Sản xuất con dấu là một dịch vụ phổ biến và thịnh hành trên thị trường hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng và vai trò của con dấu, tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu được quá trình lịch sử phát triển của ngành công nghiệp sản xuất con dấu xuất hiện, tồn tại và phát triển đến nay như thế nào. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn lịch sử hình thành ngành sản xuất con dấu trên thế giới và Việt Nam.
Trên thế giới, ngành khắc dấu ra đời và phát triển song song với quá trình phát triển của lịch sử loài người. Từ khi xuất hiện sự phân hóa giai cấp, Nhà nước ra đời. Từ xã hội cộng sản nguyên thủy Nhà nước cần sử dụng các văn bản để phục vụ cho quá trình quản lý của mình khi đó con dấu ra đời với chức năng nhận biết đó là văn bản nhà nước và được sử dụng cho đến nay.
Ở Việt Nam, ngành sản xuất con dấu cũng đã xuất hiện từ rất sớm. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học về 6 con dấu được tìm thấy ở Thanh Hóa thì con dấu được xác định là xuất hiện từ những năm 257 – 147 trước Công Nguyên.
Vào thời phong kiến, con dấu là biểu tượng của các triều đại, là vật tượng trưng cho sức mạnh của các vị vua. Con dấu tồn tại qua các thời đại lịch sử: Nhà Trần (1225- 1400), Nhà Lê (1428 – 1507), Triều Nguyễn (1802 – 1945),… Mỗi giai đoạn lịch sử và mỗi chế độ nhà nước các con dấu được thể hiện và truyền lại đến nay như là bằng chứng lịch sử và mang trong mình những câu chuyện lịch sử khác nhau. Mỗi con dấu được sản xuất bằng các chất liệu khác nhau, hình dáng, mẫu mã, trọng lượng, màu sắc, thiết kế khác nhau. Con dấu đẹp của hoàng đế thường được khắc bằng ngọc. Thời đại nào cũng luôn được coi là bảo vật quốc gia, vô cùng quý giá thể hiện quyền uy tối cao.
Tuy ngành sản xuất con dấu xuất hiện và phát triển lâu dài nhưng triều đại Nhà Nguyễn được coi là thời hoàng kim của những con dấu. Triều đại Nhà Nguyễn con dấu được thiết kế bằng ngọc, vàng. Những con dấu bằng vàng được gọi là kim bảo tỉ, còn những con dấu bằng ngọc được gọi là Ngọc tỉ. Các nghệ nhân khắc dấu thời kì này chỉ khắc dấu bằng những chất liệu quý hiếm. Nên thời kì này để khắc được con dấu phải tốn rất nhiều tiền-vàng. Nên chỉ có bậc đế vương, quan lại mới làm được.
Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, Nhân dân ta thoát sự xiềng xích một cổ 3 tròng của Thực dân pháp, Nhật và phong kiến. Trong lễ thoái vị Vua Bảo Đại đã giao lại con dấu cho chính phủ cách mạng. Ngày nay trong xã hội xuất hiện nhiều con dấu, với nhiều hình thức sử dụng khác nhau mang ý nghĩa nhất định. Con dấu cá nhân được sử dụng phổ biến trong quá trình quản lí điều hành của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp chứ không chỉ là công cụ quản lí của nhà nước như thời phong kiến nữa. Tuy nhiên, dù xuất hiện ít hay nhiều thì con dấu vẫn mang giá trị cốt yếu của nó là thể hiện quyền của người sở hữu.
Trải quá quá trình hình thành và phát trển lâu dài, cùng tồn tại với những thăng trầm biến động của lịch sử. Cho tới nay con dấu vẫn tồn tại như một công cụ quyền lực.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều cơ sở khắc dấu giá rẻ và uy tín để các bạn lựa chọn. Việt Tín là một trong những đơn vị khắc dấu hàng đầu tại Hà Nội. Quý khách có nhu cầu làm con dấu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được bảng giá tốt nhất.