Một công ty có một hay nhiều hơn một con dấu tròn

Một công ty có một hay nhiều hơn một con dấu tròn

Trước đây với việc quy định mỗi công ty chỉ có duy nhất một con dấu tròn doanh nghiệp. Dấu tròn do công an quản lý mà bắt buộc phải khắc theo mẫu. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp còn xem dấu tròn công ty là “vật báu” sống chết của mình.

Hiện nay với quy định mới một doanh nghiệp có thể khắc nhiều hơn một con dấu tròn công ty. Số lượng do các thành viên trong công ty tự quyết  định và thỏa thuận trong điều lệ công ty. Nội dung dấu doanh nghiệp có thể tự thiết kế, có thể đưa cả logo công ty vào miễn sao đảm bảo được đủ các thông tin: Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính và mã số thuế

Cụ thể, theo Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu dấu của doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

a) Mẫu dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

b) Số lượng con dấu.

c) Quy định về quản lý và sử dụng dấu.

2. Mẫu dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Như vậy, đồng nghĩa rằng, từ ngày 01/7/2015, con dấu doanh nghiệp dù là dấu tròn hoặc dấu vuông đều có giá trị pháp lý nếu làm thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu không thông báo thì có dấu không có giá trị (tùy ý kiến chủ quan của tòa án nếu có tranh chấp). Quan điểm của tôi là dấu mà không thông báo thì không có giá trị sử dụng. Những doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 nên khắc con dấu công ty và làm thủ tục đăng ký lại vì dấu trước đó không có mã số doanh nghiệp.

Việc tự chủ về kiểu dáng, mẫu mã, nội dung kích cỡ con dấu nghe ra sẽ tạo sự thông thoáng, tự chủ… Nhưng hậu quả của việc này là rất khó lường, chúng ta thử nghĩ:

  1. Tâm lý của người dân thông thường hoặc 1 số người buôn bán nhỏ lẻ rất dễ bị lừa bởi con dấu tròn (không đăng ký). Hoặc rất ngại yêu cầu đối tác quen biết phải xuất trình mẫu đăng ký con dấu khi giao dịch.
  2. Việc ký kết các văn bản luôn phải kèm theo đăng ký mẫu dấu có công chứng sẽ rất phức tạp. Bởi nếu không có bản đăng ký mẫu dấu thì ai biết được mẫu dấu đó có giá trị pháp lý hay không?
    • Nếu quên phải chờ gửi bổ sung sẽ làm kéo dài thời gian của cả 2 bên.
    • Việc đòi hỏi thì làm mất niềm tin với đối tác, tạo sự khó chịu với doanh nghiệp chân chính. Ví dụ: Anh ngồi đây đợi tui 15 phút để vào mạng kiểm tra lại mẫu dấu của bên anh?
    • Mất thời gian phải vào mạng để truy cập doanh nghiệp này đăng ký mẫu kiều gì, kích cơ bao nhiêu, nội dung là gì, màu mực là gì… Trong khi rất nhiều người buôn bán không biết vào mạng, hoặc vào được thì không biết vào trang nào, rồi đọc và kiểm tra thông tin ra làm sao?
    • Là “lỗ chui” mà Luật Doanh Nghiệp mới “mở ra” cho những đối tượng cố tình lên kế hoạch lừa đảo nhắm đến những người chưa hiểu biết; nể nang;…
  3. Sở Kế Hoạch & Đầu Tư và Cơ quan công quyền về quản lý con dấu sẽ có thêm nhiều việc để làm nữa đây.
  4. Trục trặc và đổi lỗi trách nhiệm khi mà phó giám đốc, giám đốc, chủ tịch và văn thư mỗi bác lại có “1 con dấu riêng” được mang theo vào bàn nhậu.

Nhiều vấn đề được đặt ra xung quanh quyền tự quyết con dấu của doanh nghiệp:

  • Con dấu doanh nghiệp có tính bắt buộc theo quy định pháp luật hoặc trong giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu. Đặt giả sử trong trường hợp giao dịch có thỏa thuận về việc không sử dụng con dấu thì khi xảy ra tranh chấp, giải quyết như thế nào?
  • Chuyển cơ quan giải quyết tranh chấp về con dấu từ Bộ Công an sang Tòa án, như vậy quy trình giải quyết sẽ rất phức tạp và thời gian kéo dài, vô hình chung lại gây ra bất lợi cho doanh nghiệp?
  • Nhiều doanh nghiệp lo ngại về quyền tự quyết con dấu doanh nghiệp sẽ xảy ra nhiều nguy cơ lợi dụng, lừa đảo, tranh chấp…hành lang pháp lý giải quyết vấn đề này vẫn chưa có quy định cụ thể?

Hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ khắc dấu ngay. Quý khách hàng chỉ cần scan đăng ký kinh doanh và chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật. Chúng tôi cam kết thiết kế mẫu dấu và khắc dấu nhanh nhất, uy tín nhất cho Quý khách hàng.