NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG DÙNG DẤU CHỮ KÝ CÓ HỢP LỆ KHÔNG?

Chào bạn, Cho mình hỏi nhân viên ngân hàng dùng dấu chữ ký thay chữ ký tươi có được không? Mình đi giao dịch thấy thi thoảng các bạn nhân vẫn vẫn dùng con dấu chữ ký dập lên chứng từ. Vậy, Những chứng từ đó có hợp lệ hay không? Tư vấn giúp mình để mình có thêm kiến thức phòng ngừa rủi ro cho bản thân.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2024. Dấu chữ ký được xếp vào nhóm dấu nội dung; Dấu không có giá trị pháp lý nên không dùng để thực hiện các giao dịch được. Dấu chỉ sử dụng đóng lên các chứng từ lưu hành nội bộ. Bản thân khắc dấu chữ ký chỉ cần gửi mẫu chữ ký; Không cần chứng từ pháp lý kèm theo. Do đó, Việc khắc giả dấu chữ ký rất dễ được thực hiện.

Trong hoạt động ngân hàng việc ký giấy tờ hoàn tất thủ tục vô cùng khắt khe. Để có một lệnh tiền đi hoặc đến; Ngoài chữ ký của giao dịch viên còn chữ ký của trưởng phòng, của chi nhánh và dấu tròn kèm theo.

Như vậy, Việc nhân viên ngân hàng dùng dấu chữ ký đóng lên các chứng từ giao dịch với khách là sai quy định. Khi giao dịch chỉ được đóng dấu tên, đấu chức danh còn chữ ký bắt buộc phải ký bằng chữ ký tươi.

Việc dùng dấu chữ ký sai trong hoạt động ngân hàng, kế toán sẽ bị phạt hành chính. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, Việc khắc dấu chữ ký đơn giản nhưng để dùng đúng con dấu chữ ký không hề đơn giản. Các bạn cần phải lưu ý để thực hiện cho đúng; Tránh những rủi ro pháp lý đáng tiếc.

Các bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể !