QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG CON DẤU CHỮ KÝ

Khắc dấu Việt Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khắc dấu. Chúng tôi xin chia sẻ những quy định về sử dụng con dấu chữ ký. Không chỉ khắc dấu đúng quy định mà việc sử dụng con dấu đúng pháp luật còn quan trọng hơn.

Khắc dấu chữ ký là việc mô phỏng lại chữ ký tươi dưới dạng con dấu. Con dấu không được đăng ký bởi bất kỳ cơ quan nhà nước nào. Pháp luật cũng không có quy định  nào trực tiếp điều chỉnh về con dấu chữ ký. Chữ ký được xếp vào nhóm dấu nội dung nên cá nhân tự khắc và tự chịu trách nhiệm về con dấu của mình.

Căn cứ vào một số quy định gián tiếp như:

Sử dụng con dấu chữ ký trong kế toán

Khoản 1 Điều 19 Luật Kế toán 2015, chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai và được ký trực tiếp lên văn bản, giấy tờ (trừ các trường hợp khác do pháp luật quy định).

“Điều 19. Ký chứng từ kế toán

  1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Sử dụng chữ ký trong công tác văn thư:

Khoản 8 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư thì bản gốc văn bản phải có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.

Như vậy, Một số ngành nghề đặc thù không được sử dụng dấu chữ ký đóng lên văn bản. Bắt buộc người chịu trách nhiệm phải ký tươi trên chứng từ. Nếu sai quy định sẽ bị phạt hành chính.

Bản thân con dấu chữ ký không có giá trị pháp lý; Nếu cá nhân nào sử dụng con dấu nhằm trục lợi bất chính vẫn bị xử lý theo quy định. Nhẹ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý theo quy định khác.

Hãy liên hệ với Chúng tôi để được hỗ trợ!