THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DẤU DẬP NỔI CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Cho mình hỏi: Thủ tục đăng ký dấu dập  nổi của cơ quan nhà nước? Bên mình là trường đại học trực thuộc bộ; Cân khắc dấu dập nổi để đóng lên văn bằng, chứng chỉ của học sinh. Được biết dấu của cơ quan nhà nước phải đăng ký con dấu mới được sử dụng. Chị tư vấn giúp em cụ thể về mặt pháp lý với nhé.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, dấu nổi được hiểu là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sử dụng đóng lên văn bản, giấy tờ sẽ in nổi nội dung thông tin trên bề mặt con dấu.

Về hồ sơ đăng ký thêm dấu nổi, dựa vào tiểu mục 3 Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước muốn đăng ký thêm dấu nổi thì phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm dấu dập nổi của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước.
  •  Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu nổi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế.
  • Ngoài ra, đối với người được cử đến nộp hồ sơ thì cần các giấy tờ sau:

+ Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền (Bản gốc).

+ Thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (Bản sao y chứng thực)

Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

  •  Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu theo quy định của pháp luật.
  •  Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật (văn bản điện tử có định dạng PDF).

Cơ quan tiếp nhận: Phòng quản lý trật tự hành chính hoặc Cục quản lý trật tự hành chính.

Bạn tham khảo quy định nêu trên để thực hiện cho đúng; Thượng tôn pháp luật luôn là cách thức tốt nhất để phát triển bền vững.

Hãy liên hệ để được tư vấn cụ thể !