THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MẪU DẤU CỦA ĐƠN VỊ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Em là An; Nhân viên mới của công ty THN. Cho em hỏi về thủ tục đăng ký mẫu dấu của đơn vị nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một công ty có vốn đầu tư 100 % vốn nước ngoài. Sếp em là tổng giám đốc của công ty con tại Việt Nam đồng thời là người đại diện theo pháp luật công ty mẹ. Lần này sang Việt Nam tận 3 tháng nên muốn mang con dấu sang Việt Nam để dùng.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành; Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao được quyền đăng ký mẫu dấu tại Việt Nam. Cụ thể:

Tại tiểu mục 1 Mục B Phần II Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022 quy định như sau:

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TẠI CẤP TRUNG ƯƠNG A. LĨNH VỰC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH

  1. LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ QUẢN LÝ CON DẤU
  2. Thủ tục: Đăng ký mẫu con dấu mới
  • Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đăng ký mẫu con dấu mới nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

  •  Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
  •  Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.

Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

Căn cứ nêu trên bên bạn có thể đăng ký mẫu dấu của đơn vị mình để hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời cũng có thể cầm con dấu khi đi qua hải quan một cách minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Không chỉ khắc dấu quan trọng mà việc sử dụng con dấu đúng quy định cũng rất quan trọng.

Các bạn có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể !Thủ tc