Có nên khắc dấu tròn thứ 2 giống hệt dấu ban đầu không?

Có được tự ý khắc lại dấu tròn doanh nghiệp không?

Con dấu tròn là tài sản quý giá nhất và được ví như “lá phổi” của doanh nghiệp. Chỉ cần có sự cố hỏng hóc hoặc thất lạc là gần như tê liệt các hoạt động ngay lập tức. Do đó, Các chủ doanh nghiệp thường bảo quản, sử dụng con dấu rất cẩn thận. Đến luật doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực; một doanh nghiệp được sở hữu nhiều con dấu, không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Nắm bắt được quy định mở cho doanh nghiệp hoạt động; Nhiều công ty đã khắc con dấu thứ 2 để sử dụng. Nhưng nhiều khi các công ty còn lo sợ những vướng mắc khi khắc con dấu thứ 2. Nếu không giống 100% thì liệu có hợp lệ khi giao dịch với cơ quan nhà nước hay không? Khách hàng đối tác có chấp nhận mẫu dấu mới hay là có những phản hồi không tích cực?

Việc khắc con dấu thứ 2 pháp luật hoàn toàn cho phép và khi khắc doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ hồ sơ:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản chính hoặc bản sao y công chứng).
  • Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu (Bản chính hoặc bản sao y công chứng).
  • Mẫu dấu bạn đang dùng.

Nếu mẫu dấu mới có khác về độ đậm nhạt hoặc font chữ chỉ cần đăng ký với ngân hàng là được. Còn việc giao dịch với cơ quan nhà nước và đối tác hoàn toàn hợp lệ. Do đó, không nhất thiết phải căn chỉnh từng chút một để có con dấu thứ 2 giống 100 % con dấu ban đầu. Vì có căn chỉnh như thế nào cũng không thể giống tuyệt đối. Dấu mới sẽ đậm mực hơn con dấu bạn đang dùng. Hơn nữa mỗi máy khắc sẽ có độ chỉnh nông sâu khác nhau.

Chỉ cần khắc dấu đúng quy định của pháp luật các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng con dấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.