Trong quá trình xây dựng nhà ở hoặc công trình dân dụng, nhiều chủ đầu tư hoặc hộ gia đình sau khi xây xong lại bỏ qua việc xin dấu hoàn công, vì nghĩ đã xong xuôi rồi, có cần gì thêm nữa đâu. Tuy nhiên, việc không có dấu hoàn công mang đến nhiều rủi ro pháp lý và hậu quả nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguy cơ khi bỏ qua bước này, đồng thời đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
1. Rủi ro khi không có dấu hoàn công
a) Không cấp được sổ hồng/sổ đỏ
Muốn xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình, bạn bắt buộc phải có hồ sơ hoàn công được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nếu thiếu bước này, việc xin sổ hồng sẽ bị từ chối. Khi đó, nhà ở của bạn không được nhà nước công nhận về pháp lý.
b) Giao dịch mua bán bị đình trệ
Khi bạn muốn chuyển nhượng, mua bán hoặc thế chấp tài sản bất động sản, việc thiếu dấu hoàn công sẽ khiến các hợp đồng giao dịch không được phép công chứng hoặc cấp giấy chứng nhận. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị, tính thanh khoản và quyền lợi hợp pháp của bạn.
c) Bị xử phạt vi phạm trật tự xây dựng
Theo quy định, sau khi hoàn thành công trình xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục hoàn công. Nếu công trình không có xác nhận hoàn công, bạn có thể bị coi là vi phạm và bị xử phạt hành chính theo Nghiịnh định số 16/2022/NĐ-CP. Mức phạt có thể giao động từ 10 đến 50 triệu đồng.
2. Cách xử lý nếu chưa có dấu hoàn công
a) Kiểm tra lại hồ sơ xây dựng
Bạn cần rà soát lại toàn bộ giấy tờ, bản vẽ, giấy phép xây dựng ban đầu. Nếu có sự thay đổi so với giấy phép, bạn cần làm thủ tục xin điều chỉnh hoặc hợp thức hóa phần xây dựng thực tế.
b) Hoàn thiện hồ sơ hoàn công và nộp lại
Sau khi đã đảm bảo công trình đạt yêu cầu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin hoàn công như: đơn đề nghị hoàn công, bản vẽ hoàn công, báo cáo hoàn công, hợp đồng và bằng giám sát (nếu có), sau đó nộp tại UBND quận/huyện để được thẩm định và cấp dấu hoàn công.
c) Tham khảo ý kiến luật sư hoặc đơn vị chuyên môn
Trong trường hợp hồ sơ phức tạp hoặc có nhiều vi phạm và thay đổi, nên nhờ luật sư hoặc đơn vị dịch vụ pháp lý hỗ trợ. Họ sẽ giúp bạn xử lý thủ tục đúng quy trình, tiết kiệm thời gian và hạn chế bị xử phạt.
Kết luận
Việc không có dấu hoàn công không chỉ đơn thuần là thiếu thủ tục, mà có thể đặt chủ đầu tư vào thế bị rủi ro pháp lý, tài chính và đánh mất nhiều cơ hội giao dịch. Nếu bạn đang sở hữu một công trình đã hoàn thiện nhưng chưa có dấu hoàn công, hãy tiến hành hoàn thiện hồ sơ ngay hôm nay để đảm bảo quyền lợi và tính hợp pháp cho bất động sản của mình.
- Địa Chỉ: 93 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0972.859.311
- Email: khacdauviettin@gmail.com