Các quy định về mẫu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

Các quy định về mẫu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

Đối với mỗi công trình xây dựng các nhà thầu sẽ lập bản vẽ hoàn công để trình lên trên duyệt và công nhận về mặt pháp lý vô cùng cần thiết. Vậy bản vẽ hoàn công là gì và các quy định về mẫu bản vẽ hoàn công như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.

Bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công được lập ra là bản mẫu thực tế về công trình xây dựng đang làm, trong đó thể hiện kích thước trên thực tế so với kích thước bản vẽ thiết kế. Nhìn bản vẽ phản ánh được những thay đổi của công trình xây dựng so với thiết kế ban đầu gồm các hạng mục chi tiết y như bản vẽ gốc.

Bởi vậy mà bản vẽ hoàn công rất cần thiết và quan trọng giúp nhà thầu nắm rõ tình trạng, vị trí chính xác các hạng mục khi sửa chữa hay bảo trì. Về mặt pháp lý bản vẽ hoàn công là cơ sở để cơ quan nhà nước nắm được các nhà thầu, chủ sở hữu có thực hiện đúng với GPXD được cấp trước đó hay không.

Ngoài ra khi có sự điều chỉnh về kích thước thì cần phải lập lại bản vẽ hoàn công mới. Trong bản vẽ hoàn công cần đóng con dấu hoàn công và chữ ký của các bên có trách nhiệm như: người lập bản vẽ, chủ đầu tư, đơn vị thi công, người giám sát thi công thì mới có giá trị. Mẫu bản vẽ hoàn công được trình bày trên khổ giấy lớn gồm nhiều phần chứa các hạng mục khác nhau.

Xem thêm:

Bảng giá khắc dấu hoàn công mới nhất tại Khắc dấu Việt Tín

Bảng giá khắc dấu chức danh update

Đơn vị chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công

Nhà thầu thi công công trình xây dựng sẽ lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công với các thông số thực tế chính xác trước khi làm các công việc tiếp theo. Trên các bản vẽ này cần phải đóng mẫu dấu hoàn công và chữ ký của các bên có liên quan mới có giá trị.

Thời gian thực hiện bản vẽ hoàn công

Các nhà thầu tham gia vào công trình xây dựng sẽ lập bản vẽ hoàn công và lưu lại hồ sơ các phần việc mình đã thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng theo quy định.

Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm dự án nhóm A, 7 năm dự án nhóm B và 5 năm dự án nhóm C tính từ khi công trình đưa vào sử dụng.

Đối với trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng quy hoạch chi tiết vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì đối với các hạng mục đã được đưa vào sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.