Trong cuộc sống thường nhật hiện nay, việc sử dụng con dấu đã trở nên phổ biến, thậm chí một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc con dấu còn trở thành vật bất li thân của mỗi công dân đang sinh sống và làm việc tai đất nước đó, nó trở thành vật gắn liền với giá trị pháp lí của con người. Còn ở Việt nam, ngoài con dấu của các cơ quan nhà nước và dấu tròn doanh nghiệp thì các con dấu khác đều được sử dụng tùy nheo nhu cầu và mục đích riêng của người sở hữu.
Ấn tam bảo là gì?
Con dấu còn được sử dụng phổ biến trong các chùa, đó là con dấu tam bảo hay còn gọi là ấn tam bảo. Sở dĩ gọi là ấn vì đây là vật đại diện cho nhà chùa, giống như ấn của vua/quan thời phong kiến.
Theo thông tin từ chùa Hội Phước, trong tự viện Phật giáo thường có đại ấn khắc bốn chữ “Phật Pháp Tăng Bảo”, đó gọi là Tam bảo ấn. Kiểu chữ dùng để khắc ấn có khi dùng lối Lệ thư, Triện thư, Hành thư… có khi là chữ Phạn, chữ Việt. Nó có hình vuông, khi thì hình tròn, hình quả ấu, nhưng thường thì thấy sử dụng dấu ấn vuông, chất liệu dùng sừng, dấu gỗ, đá, đồng, ngọc,…
Con Dấu Tam Bảo có hình vuông, mỗi cạnh 7.5 cm. Trên con dấu khắc dương 4 chữ “PHẬT PHÁP TĂNG BẢO” bằng chữ triện. Dấu chỉ được đóng khi nào được vị chứng minh hay chủ sám duyệt qua và đồng ý. Tuyệt đối không được đóng dấu trước (khống chỉ). Vị trí đóng dấu trên công văn phải cách một khoảng bằng cạnh con dấu.
Ở Việt nam ấn tam bảo được dùng trong các đại lễ của phật giáo tại các tự viện như: Lễ kỳ tiêu tài, Kỳ phước, chức mừng, độ vong, pháp hội, khánh tiết,…và được các nhà sư sử dụng trong các công văn sơ điệp. Người ta sử dụng ấn tam bảo trong các đại lễ của tự viện vì mong muốn nương nhờ công đức tam bảo chứng minh hộ trì, mà âm siêu dương thới, những phật sự được hanh thông, thành tựu như ý.
Khắc dấu tam bảo lấy ngay
Khoa học phát triển đã tạo ra các loại máy khắc dấu bán đầy trên thị trường. Chúng ta có thể dễ dàng làm 1 con dấu tam bảo giá rẻ: cán dấu bằng nhựa và mặt dấu bằng cao su thay vì làm trên chất liệu quý hiếm như ngọc, đá, gỗ,… Qua đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho nhà chùa.
Hiện nay các chùa không còn sử dụng con dấu tam bảo hình vuông nữa mà thay vào đó là con dấu tròn theo quy định của nhà nước và giáo hội. Trong đó có văn văn bản kèm theo nói rõ về quy chế sử dụng con dấu theo quy định chung.
Vì vậy, để khắc con dấu tam bảo cần tuân thủ quy trình:
- Chùa chiền, phật tự phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng mới được phép khắc con dấu tam bảo;
- Con dấu tam bảo sẽ được khắc tại các cơ sở khắc dấu của nhà nước hoặc các cơ quan khắc dấu bất kì nhưng chỉ được khắc khi người yêu cầu khắc dấu xuất trình được giấy cấp phép vì đây là con dấu có giá trị pháp lí;
- Người đến khắc dấu sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ sở khắc dấu. Và cơ sở khắc dấu tư vấn cho khách hàng các thông tin cần thiết;
- Tiến hành sản xuất theo mẫu đã được cấp phép;
- Giao hàng đến tận tay khách hàng và đảm bảo bảo hành con dấu;
Nếu đang băn khoăn lựa chọn cơ sở khắc dấu uy tín hãy đến với khắc dấu Việt Tín. Chúng tôi cam kết sẽ làm con dấu đẹp hơn cả mong muốn của bạn!