Hiện nay, tồn tại nhiều loại hình con dấu do nhu cầu sử dụng của thị trường ngày càng nhiều. Mỗi người cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến con dấu mà mình sử dụng để tránh gây sai sót, gây thiệt hại về vật chất đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
* Đối với các cơ quan chức danh Nhà nước, việc quản lý con dấu thuộc cơ quan công an.
Cụ thể đó là con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
Theo Nghị định này thì các cơ quan trên sẽ phải đăng ký mẫu con dấu với cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận đăng ký con dấu.
* Đối với con dấu doanh nghiệp (hay còn gọi là dấu tròn công ty) thì phải được thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp.
Khi sử dụng dấu tròn bạn cần chú ý tuân thủ những quy định của pháp luật như sau:
Cũng theo khoản 1 Điều 44 Luật Doah nghiệp 2014 có quy định nội dung con dấu phải thể hiện các thông tin đó là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Các nội dung về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại các Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014.
Các hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP đó là:
- Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hình ảnh, biểu tượng, tên của Nhà nước, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị…
- Ký hiệu, từ ngữ, hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Việc thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu thì doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục liên quan với cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể được quy định chi tiết trong Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
* Đối với con dấu còn lại do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự quản lý về số lượng và hình thức, nội dung con dấu. Lưu ý là không được trùng con dấu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác và hình ảnh, ký tự khắc trên con dấu không rơi vào hình ảnh, ký tự đặc biệt như Quốc kỳ, Quốc huy…
Hãy đến với Khắc dấu Việt Tín để chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ tư vấn kiểu dáng, kích thước và màu sắc phù hợp nhất với yêu cầu và cách sử dụng con dấu của quý khách hàng. Dịch vụ khắc dấu của Khắc dấu Việt Tín đảm bảo sẽ cung cấp những sản phẩm mặt dấu rõ đẹp và chất lượng với chế độ bảo hành mặt dấu và chi phí khắc dấu hợp lý nhất trên địa bàn Hà Nội hiện nay.