Con dấu doanh nghiệp là gì?
Con dấu doanh nghiệp là phương tiện đặc biệt được doanh nghiệp đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp. Con dấu có thể xem là biểu tượng thể hiện vị trí pháp lý của tổ chức, doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- a) Tên doanh nghiệp;
- b) Mã số doanh nghiệp.
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
- Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Thông tin dịch vụ liên quan đến các loại hình con dấu có liên quan đến doanh nghiệp : Con dấu mã số thuế, con dấu doanh nghiệp
Việc quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
2.1: Quản lý con dấu
+) Nhà nước quản lý:
– Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;
- b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;
- c) Hủy mẫu con dấu.
+) Doanh nghiệp quản lý
Luật doanh nghiệp năm 2014 đã có những thay đổi lớn liên quan đến các quy định về quản lý và sử dụng con dấu, theo đó Việc quản lý con dấu do công ty tự quyết định và được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty
Thông thường, người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ là người quản lý con dấu. Người đại diện và con dấu có mối quan hệ giữa khăng khít như “ chiếc thẻ ATM và mật khẩu, bởi người ta không thể giao thẻ ATM cho một người và đưa mật khẩu cho một người khác”. Theo đó, một giao dịch thành công, hợp lệ phải đồng thời có cả chữ ký người đại diện và con dấu của công ty.
2.2: Sử dụng con dấu
Giống như việc quản lý con dấu, công ty có toàn quyền quyết định việc sử dụng con dấu công ty tnhh. Ngoài một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật (như Luật Kế toán, Luật GTGT), các bên giao dịch có thỏa thuận với nhau về việc sử dụng dấu.
Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015
Theo Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015 được quy định:
- Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.