Trường hợp bắt buộc phải sử dụng con dấu doanh nghiệp

Trường hợp bắt buộc phải sử dụng con dấu doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp được xem là vật bất ly thân đối với những người đứng đầu công ty, ở Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định rõ số lượng, hình thức, màu mực con dấu; ngoài ra tại khoản 4 điều 44 có chỉ rõ “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.” Vậy những trường hợp nào pháp luật quy định bắt buộc phải sử dụng con dấu tròn công ty? Để làm rõ vấn đề này mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé.

Phải đóng dấu theo luật định

Sau khi doanh nghiệp thành lập mới và thực hiện đăng ký con dấu lên sở kế hoạch thì mới được phép sử dụng con dấu này trong hoạt động kinh doanh của mình. Tại khoản 4, điều 44 của Luật Doanh nghiệp cũng đã quy định rõ, bắt buộc đóng dấu trong trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Pháp luật có quy định 2 trường hợp như sau:

– Thứ nhất, có quy định rõ ràng là phải đóng dấu. Ví dụ khoản 4, điều 19 về “Lập chứng từ kế toán”, Luật Kế toán năm 2003 quy định: Liên chứng từ kế toán “gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán”. Trường hợp này bắt buộc phải đóng dấu.

– Thứ hai, tuy không quy định rõ trong phần nội dung chính của văn bản, nhưng ở cuối các giấy tờ lại có cụm từ “ký tên, đóng dấu”. Trường hợp này vẫn đang còn chưa rõ ràng và đang có 2 luồng ý kiến đó là có bắt buộc hay không bắt buộc phải đóng dấu doanh nghiệp.

Hiện nay có rất nhiều văn bản, giấy đang quy định bắt buộc phải đóng con dấu. Bình thường một doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng và giao dịch qua ngân hàng. Mà các chứng từ giao dịch giấy tờ với ngân hàng thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8 về “Ký chứng từ kế toán ngân hàng”, Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12-12-2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm:

Cách đóng dấu bán hàng qua điện thoại trên hóa đơn

Quy định về màu mực dấu và cách đóng dấu

Ngoài ra, theo Luật thuế giá trị gia tăng cũng có quy định là các giao dịch có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Và nếu doanh nghiệp mua bán hàng hóa hay dịch vụ có giá trị mỗi giao dịch dưới 20 triệu đồng thì thanh toán tiền mặt mà không cần qua ngân hàng. Mỗi lần bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 trở lên bắt buộc phải đóng dấu theo quy định tại điều 4 về “Loại, hình thức và nội dung hóa đơn”, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ “Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ” (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17-1-2014).

Ngược lại nếu mỗi lần giao dịch có giá trị dưới 200.000 đồng thì không cần xuất hóa đơn, nhưng doanh nghiệp cần có sổ kế toán để lưu lại và vẫn buộc phải “đóng dấu giáp lai” vào sổ kế toán theo quy định tại khoản 2, điều 25 về “Sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán”, Luật Kế toán.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp còn phải liên quan đến nhiều giao dịch cần phải đóng con dấu. Do đó nếu doanh nghiệp không có con dấu pháp nhân đồng nghĩa với việc không hoạt động được, làm gì cũng bất hợp pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.